Mất răng - hậu quả và phương pháp khắc phục
Mất răng là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Vậy mất răng là gì, những tác hại nào có thể xảy ra, và đâu là phương pháp khắc phục hiệu quả nhất? Hãy cùng Nha khoa Mai Anh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mất răng là gì?
Mất răng là tình trạng một hoặc nhiều chiếc răng bị mất đi do tác động từ bên ngoài hoặc do các vấn đề nội tại như sâu răng, viêm nha chu. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
Mất răng có thể được chia thành:
Mất răng đơn lẻ
- Là tình trạng mất một chiếc răng duy nhất tại bất kỳ vị trí nào trên cung hàm (răng cửa, răng nanh, răng hàm...).
- Dù chỉ mất một chiếc răng, nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể gây xô lệch các răng lân cận, ảnh hưởng đến khớp cắn và chức năng ăn nhai.
Mất răng toàn bộ
- Xảy ra khi toàn bộ răng trên một hàm hoặc cả hai hàm bị mất đi.
- Thường gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa hoặc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu nghiêm trọng.
- Hậu quả nghiêm trọng hơn mất răng đơn lẻ, dẫn đến tiêu xương hàm, thay đổi khuôn mặt và mất chức năng nhai toàn diện.
Chính vì thế, khi bị mất răng dù chỉ một chiếc hay một hàm nếu không xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng và toàn thân.

Tác hại khôn lường khi mất răng
Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực, bao gồm:
Suy giảm chức năng ăn nhai
Răng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn. Khi mất răng, khả năng ăn nhai sẽ bị giảm sút, làm tăng áp lực lên các răng còn lại và dễ gây tổn thương răng.
Tiêu xương hàm
Khi mất răng quá lâu, xương hàm tại vị trí đó không còn được kích thích bởi lực nhai để tiếp tục phát triển dễ dẫn đến tình trạng tiêu xương. Xương hàm bị tiêu có thể làm biến dạng khuôn mặt, khiến khuôn mặt trông già nua, kém thẩm mỹ hơn.
Dịch chuyển răng lân cận
Khi mất răng, các răng lân cận sẽ có xu hướng xô lệch vào vị trí còn trống, làm mất cân đối khớp cắn và ảnh hưởng đến cấu trúc hàm.
Vấn đề về phát âm
Răng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát âm, đặc biệt là các âm cần sự tương tác giữa lưỡi, răng và môi. Khi mất răng, đặc biệt là răng cửa, có thể gây nên sự khó khăn trong phát âm các âm tiết và ảnh hưởng đến sự tự tin khi giao tiếp.
Tăng nguy cơ bệnh lý răng miệng
Mất răng khiến các khe hở giữa răng tăng lên, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, gây ra sâu răng và viêm lợi ở các răng còn lại.

Những nguyên nhân gây mất răng
Tình trạng mất răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Sâu răng
Sâu răng không được điều trị kịp thời có thể làm tổn thương nghiêm trọng cấu trúc răng, dẫn đến mất răng.
Viêm nha chu
Bệnh viêm nha chu khiến nướu và xương hàm bị tổn thương, khiến răng lung lay và rụng dần trước độ tuổi lão hóa.
Chấn thương
Các chấn thương do tai nạn, ngã, hoặc va chạm mạnh trong khi chơi thể thao cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mất răng.
Các thói quen xấu
Những thói quen như nghiến răng, ăn thực phẩm quá dai, cứng, hay hút thuốc lá thường xuyên cũng là yếu tô làm tăng nguy cơ mất răng.
Tuổi tác
Người lớn tuổi có nguy cơ mất răng cao hơn do quá trình lão hóa và tình trạng răng miệng suy yếu theo thời gian.

Phương pháp xử lý khi bị mất răng
Hiện nay, có nhiều phương pháp phục hồi răng mất, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và nhu cầu của từng người:
Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là giải pháp truyền thống, phù hợp với người mất nhiều răng hoặc mất toàn bộ răng. Phương pháp này có chi phí thấp nhưng hiệu quả thẩm mỹ và chức năng nhai không cao.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ sử dụng các răng bên cạnh để làm trụ đỡ cho răng giả. Phương pháp này có chi phí trung bình và mang lại thẩm mỹ tốt, nhưng có thể ảnh hưởng đến các răng thật liền kề do phải mài răng.
Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là giải pháp tối ưu, sử dụng trụ titan cấy trực tiếp vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Sau đó, mão răng sứ được gắn lên trụ để hoàn thiện chiếc răng mới.
- Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, nhìn tự nhiên như răng thật, chức năng ăn nhai tốt, ngăn chặn tiêu xương hàm và có độ bền cao.
- Nhược điểm: Chi phí cao hơn so với các phương pháp khác.

Mất mấy răng thì có thể làm trồng răng implant?
Cấy ghép Implant phù hợp với hầu hết các trường hợp mất răng, từ mất một răng đến mất toàn bộ răng.
Mất một răng
Đây là trường hợp phổ biến, thường gặp khi răng bị sâu hoặc chấn thương. Cấy ghép Implant giúp phục hồi chiếc răng đã mất mà không ảnh hưởng đến các răng còn lại.
Mất nhiều răng liền kề
Với tình trạng mất nhiều răng, bác sĩ có thể cấy ghép từ 2-3 trụ Implant và sử dụng cầu răng sứ để phục hồi toàn bộ các răng bị mất.
Mất toàn bộ răng
Người mất toàn bộ răng có thể áp dụng phương pháp All-on-4 hoặc All-on-6, sử dụng 4-6 trụ Implant trên mỗi hàm để nâng đỡ toàn bộ hàm răng giả.
Điều kiện để làm trồng răng Implant:
- Xương hàm đủ dày và chắc để nâng đỡ trụ Implant.
- Sức khỏe tổng thể tốt, không mắc các bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, bệnh tim mạch không kiểm soát.

Mất răng không chỉ làm giảm thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Hiện nay, cấy ghép Implant là giải pháp tối ưu, giúp phục hồi răng mất hiệu quả và bền vững.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về mất răng, hãy liên hệ với Nha khoa Mai Anh để được tư vấn và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Việc phục hồi răng sớm không chỉ cải thiện chức năng ăn nhai mà còn giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày.